Du lịch cộng đồng là một hình thái du lịch không còn xa lạ ở Việt Nam, loại hình du lịch hấp dẫn này đã và đang phát triển một cách nhanh chóng vì những lợi ích mà nó mang lại cho sự phát triển bền vững của cộng đồng địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Hiện nay, dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người. Trong đó, có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Hmông, Sán Chay, Hoa và Dao. Người Tày có 123.197 người, chiếm 11,0% dân số toàn tỉnh. Và thực tế cũng đã chứng minh, các giá trị văn hóa nổi bật ở Thái Nguyên cũng chủ yếu được sáng tạo bởi người Tày như: dân ca dân vũ, phong tục tập quán, kiến trúc nhà ở truyền thống, tri thức dân gian, tín ngưỡng/niềm tin tâm linh… Đây chính là yếu tố cơ bản để cấu trúc nên sản phẩm lưu trú đặc thù trong ngành du lịch – homestay.
Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam nằm ở trung tâm thành phố Thái Nguyên, cách Thủ đô Hà Nội 80km, đi dọc theo quốc lộ 3 về phía Bắc. Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam được thành lập năm 1960 thuộc hệ thống các Bảo tàng quốc gia Việt Nam. Là một bảo tàng trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam không chỉ là một công trình kiến trúc to, đẹp mà còn là một trung tâm văn hoá lớn với chức năng, nhiệm vụ: nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền và phát huy vốn di sản văn hoá truyền thống của các dân tộc Việt Nam trên phạm vi cả nước.
Du lịch Thái Nguyên ngày càng trở nên hấp dẫn bởi không chỉ có giao thông thuận tiện, tài nguyên thiên nhiên phong phú mà Thái Nguyên là nơi hội tụ nhiều dân tộc. Do vậy, có sự giao thoa mạnh mẽ về văn hóa, và điều đó đã đem lại cho Thái Nguyên những nét văn hóa đa dạng và độc đáo.
Thiên nhiên đã tặng cho Thái Nguyên nhiều hang động trải dài trên các dãy núi đá vôi hùng vĩ. Một số hang động có giá trị là những danh lam thắng cảnh, thích hợp với kiểu du lịch khám phá leo núi. Với sự hỗ trợ của tỉnh Quảng Bình và Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh tại Việt Nam, tiềm năng du lịch mạo hiểm ở Thái Nguyên và lộ trình triển khai thực hiện việc khai thác tiềm năng du lịch này đã được mở ra.
Có người từng nói: “Muốn yên lên Thái Nguyên mà ở”. Câu nói này càng đúng và có ý nghĩa hơn trong tình hình hiện nay, khi mà cả nước đang căng mình chống dịch Covid-19.
Chùa Huống (hay còn gọi là chùa Nóng) có tên chữ là "Phú Nông Tự", nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 3km, thuộc làng Cậy, xã Huống Thượng, thành phố Thái Nguyên.
Với địa hình đồi núi trùng điệp, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với những đồi chè hình bát úp thoai thoải, nằm ngay bên dòng sông Công chảy về tưới mát cả vùng chè đặc sản nổi tiếng. Hiện nay, Tân Cương đã và đang đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với sản phẩm văn hóa trà.
Sáng ngày 18/8/2021, Đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên do Đồng chí Trịnh Việt Hùng, ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra một số vị trí đề xuất xây dựng khu công viên cây xanh, vườn hoa công cộng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.